Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham Tôn giáo tại Hoa Kỳ

Kitô giáo

Linh mục Công giáoLinh mục Công giáo Đông phương

Tôn giáo lớn nhất Hoa Kỳ là Kitô giáo, chiếm đa số dân số (76% trong năm 2008[5]). Trong số những người được hỏi, 51,3% theo phong trào Kháng Cách (Tin Lành), 25% theo Công giáo, 1,7 là tín hữu Mặc Môn và 1,7% theo các giáo phái khác.[125] Kitô giáo được du nhập theo các đoàn di dân châu Âu đầu tiên.

Theo thống kê năm 2000 của Yearbook of American and Canadian Churches, tính các giáo hội từ Hoa Kỳ và Canada, năm giáo phái lớn nhất là:[126]

Vì dân số đông và lịch sử, Hoa Kỳ có số lượng tín hữu Kitô giáo (bao gồm tín hữu Công giáo và Kháng Cách) cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Những người nhập cư từ Bắc Âu đã đưa Kháng Cách vào nước Mỹ. Trong các phong trào Kháng Cách, Anh giáo, Báp-tít, Thanh giáo, Trưởng Lão, Lutheran, Quaker, and Moravia là những giáo phái đầu tiên đến Hoa Kỳ và đã phát huy sớm nhất.

Người Tây Ban Nha, Pháp, và Anh đưa Công giáo đến. Những người Công giáo thường là người gốc Tây Ban Nha, Ireland, Scotland, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Pháp, Hungary, Đức, và Liban.

Những người nhập cư từ Hy Lạp, Ukraina, Nga, Trung và Đông Âu, Trung Đông, Ethiopia, Nam Ấn Độ đã đem Chính thống giáo Đông phươngChính thống giáo Cổ Đông phương đến Hoa Kỳ. Các giáo phái này đã vượt ra ngoài ranh giới của cộng đồng di dân và trở thành các cộng đoàn đa sắc tộc.

Một số nhóm Kitô giáo được hình thành tại Hoa Kỳ. Trong các thời Đại Tỉnh thức những phong trào liên môn phái Tin LànhNgũ Tuần được thành lập, cùng với những giáo phái mới như Cơ đốc Phục Lâm, trào lưu phi môn phái như Phong trào Khôi phục, Nhân Chứng Giê-hô-va, và Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô, còn gọi là Giáo hội Mạc Môn.

Ngày nay, với 16,6 triệu tín hữu (5,3% dân số), Báp-tít Nam Phương là giáo hội lớn nhất trong hơn 200 giáo phái Kháng Cách khác nhau.[127]

Những người định cư Ki tô hữu

Linh mục Chính thống giáo

Bắt đầu từ khoảng 1600 người Châu Âu định cư đã mang tôn giáo của họ đặt chân đến đất MỹAnh giáo, Thanh giáo, Báp-tít, Giáo hội Trưởng Nhiệm, Giáo hội Luther, Quaker, và các giáo phái Moravian.[128]

Bắt đầu từ thế kỷ 16, người Tây Ban Nha (và sau đó là người Phápngười Anh) đã mang Công giáo tới Hoa Kỳ. Từ thế kỷ 19 đến nay, người Công giáo di cư đến Hoa Kỳ với số lượng lớn chủ yếu là dân nhập cư bao gồm các dân tộc như người Ý, người gốc Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha, người Pháp, người Ba Lan, người Ái nhĩ lan, người Scot vùng thượng, người Hà Lan, người Flemish, người Hungary, người Đức, người Lebanon (Maronite) các nhóm dân tộc khác.

Chính thống giáo Đông phương đã được các dân tộc như người Hy Lạp, người Ukraina, người Armenia, và các nhóm di dân khác mang đến nước Mỹ.[129][130]

Linh mục Chính thống giáo Đông phương

Một số môn phái Ki tô giáo khác đã được sáng lập trong kỷ nguyên Đại Tỉnh thức ở Hoa Kỳ. Liên minh giữa hai đại môn phái Tin Lành là Phong trào Tin LànhPhong trào Ngũ Tuần đã kết hợp; môn phái Tin Lành mới như Phong trào Phục lâm cũng ra đời. Các phong trào phi môn phái như Phong Trào Hồi Sinh (theo thời gian tách ra thành các Giáo hội của Chúa Kitô, các nhà thờ Kitô hữu và nhà thờ của Chúa Kitô, và Hội Thánh Cơ Đốc Giáo (Các môn đồ của Chúa Kitô)); Nhân Chứng Giê-hô-va (được gọi là "Sinh viên Kinh thánh" vào cuối thế kỷ 19); và Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Sức mạnh và quyền lực của các môn phái khác nhau cũng rất khác nhau tùy vào các vùng khác nhau của đất nước Mỹ, với các vùng nông thôn miền Nam thì có rất nhiều người Tin lành, nhưng rất ít người Công giáo (ngoại trừ Louisiana và Bờ Vịnh, và từ các cộng đồng Hispanic, trong đó chủ yếu là người Công giáo), trong khi các khu vực đô thị hoá của các bang Bắc Đại Tây Dương và Great Lakes, cũng như nhiều thị trấn công nghiệp và lò khai thác mỏ, chủ yếu là những giáo dân Công giáo, mặc dù vẫn còn khá đa dạng chủng tộc, đặc biệt là các cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu theo Tin Lành. Năm 1990, gần 72% dân số Utah là Mormon, cũng như 26% dân số lân cận ở vùng Idaho.[131] Giáo hội Luther thì nổi bật nhất ở vùng Trung Tây Thượng, với North Dakota có tỉ lệ người Luther cao nhất (35% theo điều tra năm 2001).[132]

Tôn giáo lớn nhất nước Mỹ là Cơ đốc giáo thì giảm dần từ năm 1990. Trong khi số lượng Kitô hữu tuyệt đối tăng từ năm 1990 đến năm 2008, tỷ lệ Kitô hữu đã giảm từ 86% xuống còn 76%.[5]

Một cuộc phỏng vấn qua điện thoại toàn quốc với 1.002 người trưởng thành do The Barna Group tiến hành cho thấy 70% người trưởng thành Mỹ tin rằng Thiên Chúa là "người mạnh nhất người biết tất cả mọi sự là đấng sáng tạo toàn vũ trụ, người vẫn cai trị thế giới ngày nay", và 9% người trưởng thành và 0.5% người trưởng thành trẻ tuổi đã nắm giữ điều mà cuộc khảo sát được định nghĩa như là một "thế giới quan kinh thánh".[133]

Các đệ tử của những môn phái Ki tô giáo như Episcopalian, Giáo hội Trưởng Nhiệm, Chính thống giáo Đông phương, United Church of Christ[115] có số lượng người có trình độ tốt nghiệp trung học và đào tạo sau đại học cao nhất theo đầu người của tất cả các môn phái Kitô giáo ở Hoa Kỳ,[134][135] cũng như những người có thu nhập cao nhất kiếm được nhiều tiền bạc nhất.[136][137] Tuy nhiên, do kích cỡ hoặc nhân khẩu học của người Công giáo, nhiều người Công giáo cá tính có bằng cấp đại học và nằm trong nhóm có thu nhập cao nhất so với các cá nhân thuộc cộng đồng tôn giáo khác.[138]

Hồi giáo

Trung tâm Hồi giáo Washington ở thủ đô Hoa Kỳ là một Trung tâm Hồi giáo hàng đầu của Mỹ.

Hồi giáo được du nhập vào Hoa Kỳ với các người nô lệ từ châu Phi. Khoảng 10% nô lệ từ châu Phi được đưa vào Hoa Kỳ là tín đồ Hồi giáo.[139] Tuy nhiên, hầu hết đều cải đạo theo Kitô giáo và số tín đồ Hồi giáo không đáng kể đến khi những người nhập cư từ các khu vực Ả Rập và Đông Á đông người theo đạo Hồi.[140] Tổ chức Hồi giáo đầu tiên là Cộng động Hồi giáo Ahmadiyya, thành lập năm 1921.[141] Giữa thế kỷ 20, Hồi giáo được biết đến nhiều hơn qua tổ chức Nation of Islam, một nhóm có đông người da đen theo sau thập niên 1940; những thành viên tổ chức này gồm có Malcolm XMuhammad Ali.[142][143]

Nghiên cứu cho thấy những người theo Hồi giáo ở Hoa Kỳ có xu hướng hội nhập và giàu có hơn người Hồi giáo ở châu Âu.[144][145] Tuy nhiên, các cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng mức độ hội nhập của họ thấp hơn các cộng đồng văn hóa và tôn giáo khác, đặc biệt là sau vụ tấn công khủng bố 11 tháng 9.[146]

Theo một số nguồn, Hồi giáo là tôn giáo tăng trưởng nhanh nhất tại Hoa Kỳ.[147][148][149] Phần lớn độ tăng trưởng này là nhờ vào số người nhập cư và chỉ số sinh đẻ khá cao.[150] Khoảng một phần tư người Hồi giáo là người cải đạo, hầu hết là người Mỹ gốc Phi.[146] Có nhiều tranh cãi về con số tín đồ Hồi giáo tại Hoa Kỳ. Con số cao nhất được chấp nhận là 2,5 triệu vào năm 2009 (0,8% dân số).[151] Một số ngưồn khác ước tính cao đến 6-7 triệu.[152][153]

Bahá'í giáo

Nhà thờ Bahá'í (xây năm 1953) ở Wilmette, Illinois, là nhà thờ Bahá'í lâu đời nhất và cổ kính nhất trên thế giới và là nhà thờ duy nhất ở Hoa Kỳ.

Quốc gia Hoa Kỳ có lẽ là đất nước có cộng đồng Bahá'i lớn thứ hai trên thế giới. Lần đầu tiên đề cập đến đức tin ở Hoa Kỳ là ở Nghị viện Tôn giáo Thế giới, được tổ chức tại Nhà Triển lãm Columbian ở Chicago vào năm 1893. Năm 1894, Ibrahim George Kheiralla, một người nhập cư đến từ Syria và cũng là tín đồ Bahá'i, ông đã thành lập một cộng đồng ở nước Mỹ. Sau đó ông rời khỏi nhóm chính và ông tự thành lập một phong trào đối thủ.[154] Theo Hiệp hội các nhà thống kê của Tạp chí Tôn giáo Hoa Kỳ xuất bản vào tháng 3 năm 2017, dựa trên dữ liệu từ năm 2010, Bahá'ís là tôn giáo thiểu số lớn nhất ở 80 quận trong số 3143 hạt trong cả nước.[63]

Rastafari giáo

Những người Rastafarian bắt đầu di dân sang Hoa Kỳ trong những năm 1950, những thập niên năm 60 và 70 từ nơi sinh của tôn giáo bắt đầu từ năm 1930 ở Jamaica[155][156] Marcus Garvey, người được nhiều người Rastafarian coi là nhà tiên tri,[157][158] đã nổi lên và nuôi dưỡng nhiều ý tưởng của ổng ở Hoa Kỳ.

Do Thái giáo

Một gia đình người Do Thái theo đạo Do Thái Giáo Chính Thống đang đi bộ trên đường phố Brooklyn Nữu Ước ở MỹNgười Do Thái đi lính Mỹ trong quân đội Hoa Kỳ

Sau Kitô giáo và không tôn giáo, đạo Do Thái giáo là nhóm tôn giáo lớn thứ ba tại Hoa Kỳ, mặc dù những người tự xưng là người Do Thái không nhất thiết theo các phong tục tập quán của đạo Do Thái Giáo.[5] Một con số đông người Mỹ tự coi bản thân mình là người Do Thái căn cứ vào nguồn gốc dân tộc hay bản sắc văn hóa thay vì tôn giáo. Ví dụ, 19% người tự xưng là người Mỹ Do Thái tin rằng Đức Chúa Trời không tồn tại.[159] Một cuộc khảo sát năm 2001 dự đoán rằng có khoảng 5,3 triệu người trưởng thành là người Do Thái, trong đó 2,83 triệu là người theo đạo, 1,08 triệu không theo đạo nào, và 1,36 triệu theo đạo khác.[160][161] ARIS 2008 ước tính khoảng 2,68 triệu người trưởng thành (1,2%) trong nước xác định Do thái giáo là đức tin của họ.[5]

Các tín đồ người do thái phục vụ trong quân đội Mỹ

Người Do Thái đã sinh sống ở Hoa Kỳ từ thế kỷ thứ 17, các cộng đồng Do thái Tây Âu bắt đầu với số lượng nhỏ lẻ tẻ và từ từ phát triển, nhưng người Do Thái không nhập cư đông đảo bằng số lượng người nhập cư lớn vào thế kỷ thứ 19, làn sóng nhập cư đông đảo của người do thái đến nước Mỹ bắt đầu xảy ra kể từ khi Đạo luật Plantation Act 1740 được thi hành vì người do thái bị đàn áp bách hại tại Đông Âu. Cộng đồng Do Thái ở Hoa Kỳ chủ yếu là người Do Thái Ashkenazi, có tổ tiên di cư từ Trung ÂuĐông Âu. Tuy nhiên, có một số nhỏ các cộng đồng người Do Thái Sephardi thế hệ cũ có nguồn gốc từ Iberia (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Bắc Phi). Cũng có những người Do Thái Mizrahi (từ Trung Đông, Caucasia và Trung Á), cũng như số lượng các cộng đồng do thái nhỏ hơn của những sắc tộc khác của người Do Thái như người do thái Ethiopia, người Do Thái Ấn Độ, người Do Thái khai phong và những người khác từ các dân tộc thiểu số khác nhau của người Do Thái. Khoảng 25% nhóm người Do Thái ở Mỹ sống tại Thành phố Nữu Ước.[162]

Theo Hiệp hội thống kê của tạp chí Tôn giáo Hoa Kỳ xuất bản tháng 3 năm 2017, dựa trên dữ liệu từ năm 2010, người Do Thái là tôn giáo thiểu số lớn nhất trong 231 quận trong số 3143 hạt trong cả toàn quốc.[63] Theo một cuộc điều tra năm 2014 được tiến hành bởi Diễn đàn Pew về Tôn giáo và Cuộc sống Công cộng, 1,7% người trưởng thành ở Hoa Kỳ xác định đạo Do Thái giáo là tôn giáo của chính bản thân họ. Trong số những người được khảo sát, 44% nói rằng họ là người Cải cách Do Thái giáo, 22% nói rằng họ là người Do Thái bảo thủ, và 14% nói rằng họ là người Do Thái chính thống.[46][163] Theo Khảo sát Dân số Do Thái năm 1990, 38% người Do Thái thuộc dòng truyền thống Cải cách, 35% là người do thái bảo thủ, 6% là người do thái chính thống, 1% là người do thái tái thiết, 10% liên quan đến một số truyền thống do thái khác, và 10% nói họ chỉ là người Do Thái.[164]

Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew về Do thái giáo Hoa Kỳ được công bố vào tháng 10 năm 2013 cho thấy 22% người Do Thái nói rằng họ "không tôn giáo" và đa số những người trả lời không coi tôn giáo như là yếu tố chính yếu cho bản sắc dân tộc Do Thái. 62% người Do Thái tin rằng bản sắc dân tộc Do thái chủ yếu dựa vào tổ tiên và văn hoá, chỉ có 15% người Do Thái cho đó là tôn giáo. Trong số những người Do thái đã cho biết đạo Do Thái giáo là tôn giáo của họ, 55% cho rằng bản sắc của người Do Thái dựa trên nguồn gốc tổ tiên và phong tục văn hóa, và 66% người Do Thái thì không cho rằng niềm tin vào Đức Chúa Trời không phải là điều thiết yếu trong Do thái giáo.[165]

Một nghiên cứu năm 2009 ước tính dân số Do Thái (bao gồm cả những người tự cho mình là người Do Thái theo tôn giáo và những người tự cho mình là người Do Thái trong các điều kiện và yếu tố thuộc về văn hoá hoặc chủng tộc) là từ 6,0 đến 6,4 triệu người Do Thái.[166] Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2000 có khoảng 6,14 triệu người Do Thái trong nước, chiếm khoảng 2% tổng dân số.[31]

Theo Cuộc Điều tra Dân số Người Do Thái năm 2001, 4,3 triệu người trưởng thành là người Do Thái ở Hoa Kỳ có một số liên hệ chặt chẽ với cộng đồng Do Thái, cho dù là tôn giáo hay văn hoá.[167] Tính chất Do Thái thường được coi là một sắc tộc cũng như tôn giáo. Trong số 4,3 triệu người Do Thái ở Mỹ diễn tả bản thân là "kết nối chặt chẽ" với Do thái giáo, hơn 80% người do thái có một số hoạt động tích cực với Do thái giáo, từ việc tham dự các buổi cầu nguyện hàng ngày cho đến việc tham dự lễ vượt qua hoặc đốt nến sáng vào ngày lễ chanukah. Cuộc khảo sát cũng phát hiện ra rằng người Do Thái ở vùng Đông Bắc và Trung Tây thường thực hành tôn giáo nhiều hơn người Do Thái ở phương Nam hay phương Tây.

Theo điều tra dân số năm 2008, tổng số người Do Thái là 6.489.000 , tăng lên từ 6.141.325 năm 2000. Cộng đồng người Do Thái ở nước Mỹ thì có thu nhập cao hơn mức trung bình và là một trong những cộng đồng tôn giáo được giáo dục và đào tạo tốt nhất chất lượng cao nhất tại Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.[115]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn giáo tại Hoa Kỳ http://www.ncls.org.au/default.aspx?docid=2250&tra... http://www.adherents.com/largecom/com_lds.html http://www.adherents.com/people/pl/George_Lucas.ht... http://www.adherents.com/rel_USA.html http://www.aish.com/sp/so/48905982.html http://www.angelfire.com/rant/ingwitch/sca.html http://www.bobschaller.com/SplashIrv.pdf http://www.boston.com/news/nation/articles/2008/02... http://www.cair.com/AboutIslam/IslamBasics.aspx http://www.cair.com/Portals/0/pdf/The_Mosque_in_Am...